Vi du the marquee trong HTML Ngoại ngữ Nhật Hoa => chuyên giảng dạy tiếng Hoa - Nhật & luyện thi c/c năng lực tiếng Hoa Quốc tế - TOCFL các cấp độ từ 1~5 và chứng chỉ tiếng Nhật JLPT cấp độ N5~N1. Tư vấn du học Đài Loan & Nhật Bản - 日華 外語教學中心,專業華語文+日本語教學、輔導台灣升學與日本留學.
Vi du the marquee trong HTML Trung tâm Ngoại ngữ Nhật Hoa nơi chuyên ôn thi chứng chỉ Tiếng Trung, HSK và TOCFL. Ngoài ra còn là nơi dạy tiếng Trung cho học sinh có nhu cầu đi du học trong tương lai.

Thoái hóa khớp đe dọa giới văn phòng

Do đặc trưng công việc, giới nhân viên công sở rất dễ bị thoái hóa khớp. Các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 35, thậm chí sớm hơn.
Nửa tháng nay, chị Nguyễn Thị Minh, phụ trách truyền thông của một siêu thị điện máy, đột nhiên đau nhức khắp mình mẩy, nhất là vùng cột sống lưng và cổ. “Cảm giác nhức và tê như kiểu chùn cả sống lưng, rất khó chịu. Bê chậu quần áo cũng đau, lắm hôm ngồi ở văn phòng, ngoái cổ, quay đầu còn khó nên không thể nào tập trung làm việc được.”, chị Minh cho biết.

Sau hơn một tuần thử nhiều biện pháp, dán nhiều loại cao, xoa bóp bằng dầu nóng và ráng tập thể dục mà vẫn không khỏi, chị Minh tìm mua thuốc giảm đau dành cho viêm cơ, viêm khớp. Uống vào, chị thấy tác dụng khá nhanh nhưng chỉ được một vài ngày thì lại tái phát. Lo lắng, chị đi khám thì được bác sĩ cho biết, đó là những triệu chứng của thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là do quá trình tái tạo sụn không “đuổi kịp” việc lớp sụn ở khớp bị mất đi. Điều này để lâu rất nguy hiểm, bởi lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn sẽ gây đau, nhức, hạn chế vận động, thậm chí bệnh nhân có thể bị tàn phế. Theo đó, chị Minh được kê đơn thuốc và hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp.

“Theo bác sĩ thì bệnh của mình do quá ít vận động, sụn khớp không được ‘kích thích’ để tái tạo nhanh chóng. Đúng là do tính chất công việc thật! Ngày ngày đến cơ quan, chỉ ngồi lì trước máy tính, nhiều hôm tối về nhà cũng ôm laptop. Hay đau cổ, vai gáy và lưng nhưng chỉ nghĩ là do mỏi. Mới 38 tuổi, tôi không nghĩ mình đã bị thoái hóa khớp nhanh vậy”, chị Minh chia sẻ.

Giới nhân viên văn phòng dễ bị thoái hóa khớp do ít vận động.

Chị Minh chỉ là một trong rất nhiều người làm công việc văn phòng đối mặt với việc thoái hóa khớp sớm. Mặc dù chưa có nghiên cứu riêng về tình trạng này song theo các chuyên gia, bệnh này thường gặp ở dân công sở do thói quen ít vận động. Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, trưởng khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM cho biết, độ tuổi trung bình của người bị thoái hóa khớp là 45-50 tuổi, nhưng nhiều chị em văn phòng khi mới bước vào tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này.

Sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối đã 3 năm nay, mỗi khi bước vào thời kỳ giao mùa, lập đông, chị Thúy, tư vấn viên của một hãng viễn thông rất lo lắng. Mỗi lần leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống…, chân chị đau buốt, nhấc chân cũng khó khăn. Chưa kể, nhiều đêm, đầu gối chị cũng tê buốt không thể ngủ được.

Chị kể, 3 năm trước, thấy đầu gối đau quá, một bên còn có hiện tượng sưng tấy và không đứng lên ngồi xuống được, chị Thúy đi khám thì mới biết mình mắc bệnh này. Theo lời bác sĩ, chị uống thuốc đều đặn, tập luyện nhẹ nhàng mỗi buổi sáng, hạn chế leo dốc, khiêng vác nặng… thì bớt đau hơn, nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi, buốt lạnh thì căn bệnh này lại dở chứng, khiến chị khổ sở.

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết, thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp gắn liền với quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp còn được đẩy nhanh bởi nhiều yếu tố khác như: giữ một tư thế hay hành động lặp đi lặp lại, khiêng vác quá nặng, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương ở khớp, tình trạng béo phì… Bệnh gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến người bệnh cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lớn đến cả người thân, gia đình.

Theo bác sĩ Nam Anh, căn bệnh này rất dễ mắc phải, đặc biệt với những người ít vận động, thường xuyên ngồi làm việc một chỗ, trong đó có nhân viên văn phòng, người béo phì. Việc chẩn đoán bệnh này không khó song biện pháp khắc phục triệt để vẫn chỉ là một mơ ước đối với những người bệnh. Một số liệu pháp điều trị hiện nay như là dùng thuốc kháng viêm giảm đau (chỉ tác dụng nhất thời, không làm hồi phục sụn hư), tiêm tế bào gốc hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được hy vọng làm sụn khớp mọc trở lại và hồi phục mặt sụn, thay khớp…

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, trong sụn khớp chứa nhiều thành phần Collagen type 2 – chất này chiếm đến 90% collagen trong sụn khớp. Collagen type 2 là một protein giúp định hình cấu trúc mô sụn, từ đó giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt, tăng tính dẻo dai. Khi mạng lưới collagen này bị lão hóa và hư tổn theo thời gian, cấu trúc sụn khớp mất tính bền vững, dễ biến dạng khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Từ đó, nhiều nghiên cứu đã bổ sung Collagen type 2 cho việc điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, phần lớn Collagen type 2 trên thị trường hiện nay là loại đã bị biến chất, hoặc thủy phân – nói cách khác là bị thay đổi cấu trúc phân tử dưới tác động của các chất hóa học và nhiệt độ cao trong quá trình tinh chiết.

Những năm gần đây, tại Mỹ, hoạt chất UC-II đã mang lại một bước tiến mới trong điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp. UC-II chính là nguồn Collagen type 2 không biến tính duy nhất trên thế giới nhờ được tinh chiết bằng quy trình độc quyền sử dụng nhiệt độ thấp. Một nghiên cứu của tác giả David C. Crowley tiến hành tại Mỹ và Canada cho thấy UC-II mang lại kết quả tốt trên bệnh nhân thoái hóa khớp sau 30, 60 và 90 ngày sử dụng. UC-II đã nhận được nhiều bằng sáng chế, được FDA công nhận và trao chứng chỉ an toàn GRAS. Ứng dụng điều đó, JEX hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp một cách bền vững nhờ hoạt chất UC-II.

Theo bác sĩ Nam Anh, theo thời gian, quá trình thoái hóa là điều không thể tránh khỏi. Nếu sự thoái hóa không gây đau các khớp thì không cần điều trị. Người bệnh cũng cần quan niệm rằng đây là hiện tượng tự nhiên và không nên lo lắng quá mức. Khi gặp các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, tránh tự ý mua thuốc giảm đau cấp tốc. Bởi nhiều trường hợp, biểu hiện giống nhau nhưng kết luận bệnh lý khác nhau.

Cách tốt nhất để phòng ngừa thoái hóa khớp là xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp. Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1-2 giờ. Đặc biệt, cần chăm sóc sụn khớp bằng các hoạt chất tinh chiết từ nhiên nhiên giúp cung cấp Collagen type 2 không biến tính.

Xuân Ngọc
Nguồn : vnexpress

Tin tức liên quan:

Chia Sẻ & Học Tập

LIỄN XUÂN LÀ GÌ?

????????????Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người đều háo hức dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết, và dán những tấm Liễn

XEM THÊM CHI TIẾT »
Chia Sẻ & Học Tập

TRUNG THU NHẬT BẢN

Trung Thu Nhật Bản: Lễ Hội Ánh Trăng Tinh Khiết Trung thu, hay còn được gọi là “Chūshū no meigetsu” tại Nhật Bản, là một

XEM THÊM CHI TIẾT »
Developed by AlphaMedia
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay