Vi du the marquee trong HTML Ngoại ngữ Nhật Hoa => chuyên giảng dạy tiếng Hoa - Nhật & luyện thi c/c năng lực tiếng Hoa Quốc tế - TOCFL các cấp độ từ 1~5 và chứng chỉ tiếng Nhật JLPT cấp độ N5~N1. Tư vấn du học Đài Loan & Nhật Bản - 日華 外語教學中心,專業華語文+日本語教學、輔導台灣升學與日本留學.
Vi du the marquee trong HTML Trung tâm Ngoại ngữ Nhật Hoa nơi chuyên ôn thi chứng chỉ Tiếng Trung, HSK và TOCFL. Ngoài ra còn là nơi dạy tiếng Trung cho học sinh có nhu cầu đi du học trong tương lai.

Tìm hướng đi sau khi trượt đại học

Vượt qua sự mặc cảm, xấu hổ, nhiều sĩ tử quyết định tìm hướng đi mới cho mình.

Mặc dù vẫn chưa có điểm chuẩn chính thức nhưng dự báo được kết quả khi lệch với “ngưỡng cửa” đại học còn khá xa, nhiều bạn trẻ đã tìm những hướng đi riêng cho mình.

Kiên trì con đường học hành

Dù kết quả thi đại học không đủ điều kiện để đỗ vào trường đại học như mơ ước, nhiều bạn trẻ vẫn kiên quyết đến cùng ôn và thi lại vào năm sau.

Không đỗ vào trường ĐH Hải Phòng, Thu Hiền (trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng) đã xin phép với bố mẹ cho phép mình ôn thi lại vào năm sau. Hiền chia sẻ: “Thi trượt, mình buồn lắm. May mà bố mẹ luôn an ủi, động viên nên mình cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần để đưa ra quyết định trước nhiều ngã rẽ”.

Tuy điểm thi có thể xét nguyện vọng 2 nhưng Hiền không muốn học cao đẳng. Hiền sẽ theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra ban đầu nên ôn tập kiến thức để thi lại trong kỳ tuyển sinh tiếp theo.

Hiền quyết định ôn thi lại, chứ không nộp nguyện vọng học cao đẳng

Còn Lê Văn (trường THPT Sơn Tịnh 1, Quảng Ngãi) cho biết đã có ý định xét vào một trường cao đẳng cho đỡ xấu hổ với bạn bè.

Văn bày tỏ: “Lúc biết kết quả, cảm giác của mình rất chán nản bởi vì mục tiêu cố gắng bao lâu nay đã không đạt được, đồng thời hổ thẹn với chính mình, bạn bè và mọi người xung quanh. Nhiều lúc mình muốn chạy trốn khỏi thực tại”.

Cũng chính cảm giác thất vọng, buồn chán này khiến bản thân Văn cảm thấy túng quẫn và dao động bởi những lời mời mọc từ một số trường không tổ chức thi tuyển gửi giấy báo về. Cậu chia sẻ: “Anh họ mình năm ngoái thi trượt đại học, cũng nhận đến chục giấy báo như thế, đến từ các trường liên kết, tư thục, … chưa bao giờ nghe đến tên tuổi. Mình nghĩ học những trường này ít ra cũng được cái danh “sinh viên”.

Nhưng khi được mọi người phân tích nhược điểm của các trường này, Văn đã bình tĩnh hơn và quyết định sẽ thi lại. Năm sau, Văn sẽ chọn trường, chọn ngành phù hợp với khả năng của mình hơn. “Bây giờ, mình cũng đã tự vạch ra kế hoạch trong đầu sẽ thực hiện nó như thế nào và tự nhủ nếu không muốn thua thiệt và xấu hổ với bạn bè thì phải đỗ được đại học. Bên cạnh đó, Văn cũng muốn sau này không phải hối tiếc vì bản thân đã không cố gắng hết mình”.

Tìm hướng đi khác cho bản thân

Nhận thức rõ được năng lực bản thân, nhiều bạn đã không nhất quyết thi cho bằng được vào đại học hay cao đẳng mà lựa chọn những con đường phù hợp với đam mê và khả năng của mình.

Khi biết điểm thi đại học thấp, không đủ để vào trường đã đăng ký dự thi, Nguyễn Nam (trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã không quá bất ngờ.

Nam cho biết: “Hơn ai hết, mình là người biết rõ năng lực của bản thân vì thế không hề muốn thi đại học. Nam đi thi vì nghĩa vụ, muốn cho bố mẹ vui lòng, thỏa nguyện hơn là mục tiêu của bản thân. Thực sự, mình đã cố gắng hết nên giờ cũng không có chút xấu hổ nào với gia đình”.

Ngay khi biết điểm, Nam đã nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và bày tỏ quan điểm của bản thân: Sẽ quyết định đi học nghề. Hiện tại, mình đang làm hồ sơ để đăng ký vào một trường trung cấp dạy nghề trong tỉnh về kỹ thuật hàn xì. Sau khi kết thúc chương trình học hai năm, Nam dự định sẽ xin vào một công ty và theo đuổi công việc này. Sau khi đã cứng tay nghề, nếu có điều kiện, Nam muốn mở một xưởng riêng.

Còn với Hoàng Văn Đức (cựu học sinh trường THPT Tống Duy Tân, Thanh Hóa) lại quyết định lập nghiệp ở quê hương, nơi bạn sinh sống rất phát triển nghề đá. Đức cũng muốn mở một xưởng sản xuất đá mỹ nghệ.

Đức cho biết: “Là con út, anh chị đều có gia đình riêng ở xa nên mình quyết định lập nghiệp ở quê để tiện chăm sóc bố mẹ”. Huyện Đức ở vốn sẵn tài nguyên đá, có thể tận dụng được mà không mất quá nhiều tiền vào chi phí, vận chuyển. Bên cạnh đó, kinh doanh đá mỹ nghệ vốn ít, chi phí thấp nên lúc bắt đầu, Đức sẽ dễ dàng vận động được nguồn vốn từ người thân.

“Mình biết là không thể gây dựng một xưởng đá nếu không hiểu về nó nên sẽ xin làm ở một xưởng khác ở quê để học việc. Qua thời gian ấy, mình sẽ biết cách để làm ra một sản phẩm thế nào, điều hành ra sao” – Đức vui vẻ tâm sự.

Đức cũng chia sẻ rằng, dù bản thân không được đào tạo bài bản, chính quy từ các trường đại học, cao đẳng nhưng tiếp xúc thực tế với công việc, Đức cũng hiểu hơn về nó. Bên cạnh đó, Đức cũng có cơ hội học hỏi  thêm kinh nghiệm từ những người đi trước và sẽ đọc sách dạy khởi nghiệp và kinh doanh, quản lý.

Đức chia sẻ: “Khi nào trang bị đủ, mình sẽ bắt tay vào làm. Mình hiểu lựa chọn con đường này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nhưng không chán nản vì mình biết rõ mong muốn của bản thân”.

Diên Vỹ (Khampha.vn)
Nguồn : 24h

Tin tức liên quan:

Developed by AlphaMedia
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay