Vi du the marquee trong HTML Ngoại ngữ Nhật Hoa => chuyên giảng dạy tiếng Hoa - Nhật & luyện thi c/c năng lực tiếng Hoa Quốc tế - TOCFL các cấp độ từ 1~5 và chứng chỉ tiếng Nhật JLPT cấp độ N5~N1. Tư vấn du học Đài Loan & Nhật Bản - 日華 外語教學中心,專業華語文+日本語教學、輔導台灣升學與日本留學.
Vi du the marquee trong HTML Trung tâm Ngoại ngữ Nhật Hoa nơi chuyên ôn thi chứng chỉ Tiếng Trung, HSK và TOCFL. Ngoài ra còn là nơi dạy tiếng Trung cho học sinh có nhu cầu đi du học trong tương lai.

Số tiền khổng lồ người Việt chi mỗi năm cho con cái du học

– Tính trung bình mỗi năm, người Việt chi khoảng 3 tỉ USD (hơn 66.000 tỉ đồng) cho việc đưa con em ra nước ngoài học tập.

Ảnh minh họa.

Đó là thông tin được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 diễn ra sáng nay 5-8. “Mỗi năm, theo ước tính sơ bộ, chúng ta phải chi ước khoảng 3 tỉ USD cho việc đưa con em ra nước ngoài học tập” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo TTXVN.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai đồng bộ, toàn diện Nghị quyết 29, bước đầu đổi mới dạy học theo hướng mở, chú ý hơn đến phát triển toàn diện năng lực, tư duy sáng tạo và rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã khắc phục được những bất cập của các năm trước; tạo thuận lợi và giảm áp lực cho thí sinh và gia đình. Cơ sở vật chất trường, lớp học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm hơn. Công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều hơn trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tất cả việc chúng ta đã làm góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng này, Thủ tướng cho rằng đối với giáo dục phổ thông còn chưa coi trọng đúng mức đến giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, vẫn còn nhiều vụ bạo lực học đường gây bức xúc xã hội; còn nhiều tội phạm vị thành niên…

Trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của học sinh phổ thông là rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu. Nhiều nội dung học không có giá trị thực tiễn cho cuộc sống sau này của đa số học sinh, trong khi đó kiến thức toàn diện về văn, thể, mỹ còn rất thiếu.

Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng hạn chế, chưa gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động; dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, thất nghiệp. Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn cao.

Thủ tướng cũng cho rằng chất lượng đào tạo sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) rất đáng lo ngại. Đây là sự phản ánh của bệnh thành tích, sính bằng cấp. Đa số các luận án tiến sĩ không được áp dụng trong thực tiễn.

“Việc này cần phải nghiêm túc chấn chỉnh. Cơ chế tài chính cho giáo dục chậm đổi mới, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo còn nhiều bất cập, cơ chế thanh kiểm tra, giám sát hạn chế, vẫn còn tiêu cực trong tuyển sinh, thi cấp bằng” – Thủ tướng nói.

Giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục và đào tạo, Thủ tướng nhấn mạnh giáo dục phổ thông là nền tảng của giáo dục nói chung, hình thành nhân cách người công dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần đảm bảo chương trình vừa hình thành nhân cách, văn hóa của một công dân trẻ, vừa bảo đảm tính hiện đại, hội nhập; phải giảm tải nhanh cho các cháu, không quá nặng về khối lượng, không quá thiên về kiến thức chuyên môn mà cần phát triển một cách toàn diện văn-thể-mỹ. Yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động, Thủ tướng chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo gắn kết mạnh mẽ hơn nữa chương trình đào tạo đại học, kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu xã hội. Khuyến khích việc liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; không để xảy ra tình trạng “ngứa trên đầu mà gãi dưới chân” – Thủ tướng nói. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị năm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục đào tạo cần tập trung vào việc triển khai sâu rộng các nhiệm vụ của ngành; rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, không phù hợp để hoàn chỉnh; xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ của toàn hệ thống; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; tăng cường hội nhập quốc tế.

Thủ tướng mong muốn ngành giáo dục đào tạo cần đặc biệt chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài để trước tiên ngành có nhiều thầy giỏi, nhiều trò giỏi.

“Muốn xây dựng đất nước bền vững phải lấy giáo dục làm đầu, phải lấy nhân tài làm gốc và mong muốn tất cả chúng ta cùng nhau hành động vì mục tiêu cao đẹp đó” – Thủ tướng nhấn mạnh, theo TTXVN.

PV

VietBao.vn

Nguồn : vietbao

Tin tức liên quan:

Developed by AlphaMedia
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay